Các nền văn hóa Ma

Việt Nam

Nền văn hóa Việt Nam hơn 4000 năm gắn liền với truyền thống thờ cúng ông bà và niềm tin về cuộc sống sau cái chết cộng với những ảnh hưởng của các tôn giáo đã hình thành những niềm tin nhất định vào sự tồn tại của ma quỷ cũng như vong hồn của người đã khuất. Cũng như nhiều nền văn hóa khác, phần lớn người Việt Nam đều có quan niệm về sự tồn tại của linh hồn trong thể xác, Linh hồn cũng là một khái niệm được thần thánh hóa từ những khái niệm về tinh thần. Linh hồn theo người Việt Nam và các nước Đông Nam Á tách ra làm hai phần: hồn và vía. Người Việt cho rằng con người có ba hồn, nhưng vía thì nam có bảy, còn nữ có chín. Như vậy khái niệm ma, đơn giản chính là hồn và vía của con người.[6]

Trong văn hóa VIệt Nam xuất hiện một số loại ma quỷ như:

  • Ma gà: loại ma hay theo những cô gái đẹp (theo quan niệm của dân tộc Tày – Nùng).
  • Ma xó: theo tục người Mường, khi có người chết, đem dựng đứng ở xó nhà, sau thành ma.
  • Ma lai: thứ người ban đêm hóa ma đi ăn phân người khác, có nhiều truyền thuyết về ma lai rút ruột, đầu, v.v.
  • Ma men: người say chết thành ma thường hay lôi cuốn người khác say sưa tới chết.
  • Ma thần vòng: ma những người thắt cổ chết (sau giục người khác tự tử chết như họ).
  • Ma trành: ma cọp dữ, thường tìm dẫn cọp bắt ăn người khác để nó được đầu thai.
  • Còn lại gồm ma da, ma le, ma hời, ma lon, v.v.

Trung Quốc

Có các cương thi, oan hồn, hồ ly, yêu tinh.

Thái Lan

Một số hồn ma như: Nang Tani (Ma cây chuối), ma lai, ma búp bê v.v.

Nhật Bản

Có oan hồn, hồ ly, yêu tinh, ma gấu, ma sói, ma một mắt, ma cổ dài, ma dù, ma búp bê, v.v.

Châu Âu

NIềm tin về ma qủy trong các nền văn hóa ở Châu Âu cũng dựa trên quan niệm về sự trở về hoặc là sự hồi sinh của người chết. Các hình tượng về ma quỷ tiêu biểu trong văn hóa Tây Phương có thể thấy như gjenganger[7] (một từ để chỉ ma trong tiếng Na Uy) trong nền văn hóa các nước vùng Scandinavi, Strigoi trong thần thoại Romania,[8] vrykolakas trong thần thoại Hy Lạp,[9] ma cà rồng, ma sói, v.v. Một hình tương ma quỷ nổi tiếng khác cũng xuất phát từ văn hóa Tây Phương chính là quỷ Sa-tăng, tuy nhiên hình tượng quỷ Sa-tăng lại mang màu sắc tôn giáo nhiều hơn là những loại ma quỷ thông thường. Các câu chuyện dân gian Châu Âu cũng thường đề cập đến những lâu đài ma.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ma http://www.nytimes.com/2001/12/17/arts/seymour-v-r... http://www.scaryforkids.com/horror-manga/ http://www.viengiac.de/vi/index.php?option=com_con... http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2006/08/3B9E... http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-v... http://www.giacngo.vn/tuvan/2008/12/01/7A5458/ http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-na... http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/nhung-bi-mat-ve-o... http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xahoi/117205/ https://www.biblegateway.com/passage/?search=Luke+...